Thông tin Y học cộng đồng
Thứ 3, Ngày 24/04/2018, 11:00
HỘI CHỨNG SUY BUỒNG TRỨNG SỚM
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
24/04/2018
Suy buồng trứng sớm (Hypogonadism) là sự ngừng hoạt động của hai buồng trứng ở người phụ nữ trẻ, thậm chí < 40 tuổi, kéo theo giảm khả năng sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt bất thường, cũng là một trong những "thủ phạm" hàng đầu gây hiếm muộn, khó có con.

1. Nguyên nhân:  
Nhân tố miễn dịch: Các bệnh tự miễn như viêm tuyến giáp tự miễn có thể đi kèm với suy buồng trứng sớm.  
Suy buồng trứng sớm do điều trị bệnh: Phụ nữ phải cắt cả hai bên hoặc một bên buồng trứng có thể khiến cho chức năng của buồng chứng bị rối loạn gây suy buồng trứng sớm trước tuổi 40. 
Suy buồng trứng tự phát: Tự dưng bị tắt kinh cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của bệnh suy buồng trứng sớm, thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, biểu hiện lâm sàng: kinh nguyệt ít dần,thưa dần, đồng thời xuất hiện những triệu chứng ở thời kỳ mãn kinh như: bực bội, cáu gắt, khô âm đạo, bốc hỏa …  
Nhiễm virus: Những loại virus gây bệnh như: virus herpes simplex (HSV), virus gây bệnh quai bị có thể gây viêm buồng trứng hoặc buồng trứng tự miễn làm tổn hại đến buồng trứng gây suy buồng trứng sớm.   
Giảm cân quá mức: Giảm cân quá mức khiến lượng chất béo bên trong cơ thể bị giảm nhanh, ảnh hưởng đến lượng estrogen trong cơ thể, rối loạn kinh nguyệt, tắt kinh, buồng trứng bị suy sớm. 
Thói quen sống không tốt: hút thuốc lá, uống rượu bia.
Áp lực tinh thần quá lớn: Phụ nữ nếu rơi vào tình trạng căng thẳng quá mức, lâu dần có thể làm rối loạn chức năng thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến sự điều tiết nội tiết trong cơ thể, làm suy giảm chức năng buồng trứng sớm, giảm hormon estrogen khiến cho thời kỳ mãn kinh đến sớm.
2. Triệu chứng:  Chậm phát triển ở tuổi dậy thì, vô kinh, giảm kích thước vú. Rối loạn vận mạch, khô âm đạo, dễ cáu gắt. Giảm tần xuất quan hệ tình dục và rối loạn giấc ngủ.
3. Điều trị: Hiện nay vẫn chưa có phương pháp phục hồi chức năng hoạt động bình thường của buồng trứng. Sau khi xét nghiệm chẩn đoán suy buồng trứng sớm, tùy từng trường hợp để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Hormon thay thế: Nhằm giảm bớt các triệu chứng giống như hội chứng mãn kinh; rối loạn vận mạch, rối loạn chức năng tình dục, các vấn đề về da, tâm trạng, thể chất mệt mỏi… và ngăn ngừa hệ quả của sự thiếu hụt estrogen như tình trạng loãng xương.  
 Hiếm muộn: Có rất nhiều phương pháp điều trị được thực hiện nhằm phục hồi chức năng của buồng trứng như dùng corticosteroid, oestradiol, clomiphene citrate, … Những người muốn có thai cần áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm hoặc thụ tinh ống nghiệm xin trứng.
4. Biến chứng thường gặp: Vô sinh, loãng xương, trầm cảm hoặc lo âu. 
suy.jpg
5. Phòng bệnh:  
- Cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, nếu thấy kinh nguyệt có vấn đề bất thường: máu kinh ít, kinh thưa dần, mất kinh mấy tháng liên tiếp cần đi kiểm tra và điều trị sớm. 
- Cần hạn chế stress căng thẳng liên tục nên giữ tinh thần lạc quan vui vẻ.
-  Có chế độ ăn uống hợp lý tăng cường hệ miễn dịch, đảm bảo sức khỏe chống lại các loại virut gây bệnh.
- Không lạm dụng thuốc kích trứng, không kích trứng liên tục.
- Suy buồng trứng sớm là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn cho nữ giới, về lâu dài bệnh sẽ ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần cho người phụ nữ. Biểu hiện là việc bất thường của chu kì kinh như thiểu kinh hoặc không có kinh, kéo theo giảm khả năng sinh sản. Hiện vẫn chưa có phương pháp phục hồi chức năng cho những bệnh nhân suy buồng trứng sớm. Nên việc khám, phát hiện kịp thời và dùng các liệu pháp điều trị hormone thay thế là cách để giúp cho buồng trứng tiếp tục hoạt động, phòng và điều trị vô sinh cho phụ nữ bị suy buồng trứng sớm. Do vậy nếu người bệnh suy buồng trứng sớm muốn có con thì thường phải áp dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm qua việc xin trứng./. 
Bs CK II Dương Thanh Hiền. TT Chăm sóc SKSS

Lượt người xem:  Views:   1
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Ảnh
Video
Thông tin Y học cộng đồng