Thông tin Y học cộng đồng
Thứ 5, Ngày 30/11/2017, 11:00
MÙA HÈ-PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
30/11/2017
Hè đến là lúc các em học sinh (HS) được nghỉ ngơi vui chơi sau một năm học đầy vất vả. Các em HS trung học cơ sở chuẩn bị thi vào lớp 10, HS PTTH thi tốt nghiệp và đại học, còn một bộ phần rất lớn là các em HS từ mẫu giáo tới lớp 8, các em có những ngày hè đầy kỷ niệm. Tuy nhiên, hè sang cũng là nỗi lo của các bậc cha mẹ, người thì tìm trường cho con mình học hè, người thì đưa con đi chơi du lịch hay đi thăm nội ngoại. Việc học hè cũng không chiếm nhiều thời gian như trong năm học, còn đi chơi hay ở nhà các đều tự do. Điều này ẩn chứa nhiều điều bất lợi có thể xẩy đến với các em. Trong đó một số tai nạn thương tích trẻ em trong mùa hè chúng ta cần quan tâm đó là: đuối nước, tai nạn trong lúc chơi(té ngã), ong đốt, rắn cắn, tai nạn giao thông…

Chúng ta cùng bàn về một số nguy cơ và giải pháp để phòng ngừa những điều có thể xẩy ra cho các em.

- Đuối nước: Theo nghiên cứu, nạn đuối nước là 1 trong 4 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em tại nhiều quốc gia châu Á và ước tính có 300.000 trẻ em bị chết đuối ở châu Á hằng năm, Theo báo cáo của Bộ Y tế tỷ xuất đuối nước ở trẻ em Việt Nam cao gấp 10 lần các nước phát triển. Trong đó hơn 53% các trường hợp bị đuối nước xảy ra trong các hoạt động ngoài trời khi trẻ chơi gần nhà và khoảng 17% được trẻ khác trông nom. Trẻ em ở nông thôn chết đuối nhiều hơn ở khu vực thành thị.

Nguyên nhân dẫn đến các em bị đuối nước là do một số em thường rủ nhau đi tắm sông. Khi đi tắm sông là một điều cực kỳ nguy hiểm kể cả những em biết bơi. Lý do tuổi các em rất hiếu động các em thường tụ tập trên cầu cao, rồi đua nhau nhảy xuống sông. Khi nhảy từ trên cao xuống thì nguy hiểm nhất là dưới sông có những  vật cứng nằm dưới nước, rồi khi nhảy các em rất dễ bị rơi ngang, bụng tiếp xúc với nước trước với lực rơi rất mạnh nếu bị rơi bụng xuống trước thì bị tức bụng có khi ngất xủi tại chỗ. Còn trong lúc đang bơi, các em bị vọp bẻ cũng rất nguy hiểm, nếu không có người phát hiện.

Tai nạn thương tích là: Theo thống kê của UNICEF, trên thế giới mỗi năm có khoảng 830.000 trẻ tử vong do tai nạn thương tích (TNTT), tương dương với khoảng 2.000 trẻ em tử vong/ngày. Ở Việt Nam, mỗi năm hơn 7.300 em tử vong do tai nạn, trung bình 20 trẻ tử vong/ngày và số trẻ em tai nạn năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân chủ yếu các em chơi nhiều trò chơi hết sức nguy hiểm: chơi trò siêu nhân, kiếm giả, đuổi bắt, chui trong bụi rậm, tìm tổ chim, bắt ve, kỳ nhông…Với các em dưới 10 tuổi thì tai nạn xẩy ra bất cứ lúc nào, các em mê chơi, chạy trốn từ góc này qua góc nọ, chạy nhanh, vấp té, đã có nhiều em té gãy tay, đập đầu chảy rất nhiều máu, có em bị vật nhọn đâm vào mắt, có em bị rắn độc cắn, ong đốt…!

- Tai nạn giao thông là: Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có khoảng có khoảng 12 nghìn người bị chết, 20 nghìn người bị thương do tai nạn giao thông, trong đó, nạn nhân là trẻ em chiếm khoảng 35%. Việc trẻ em đi bộ qua đường, hoặc đi từ trường học về nhà hoặc khu vực xung quanh nhà thì cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.

Tai nạn giao thông với các em là điều rất dễ xẩy ra: các em chạy xe đạp đi chơi, chạy nhốn nháo, vui đùa trên đường là ngyuên nhân xẩy ra những tai nạn thương tâm do người tham gia giao gây ra; hơn nữa việc các em tụ tập đánh banh trên đường, kể cả tắm mưa ngoài đường là hết sức nguy hiểm. Vì mật độ giao thông trên đường của chúng ta khá đông vào giờ cao điểm, hơn nữa lúc mê đá banh trên lề đường các em ra dễ băng qua đường mà không quan sát nên bị xe đụng vào người rất nhiều.    

Để phòng tránh những tai nạn thương tích đáng xẩy ra cho các em trong dịp hè, điều quan trọng nhất là cha mẹ và những người thân cần theo dõi các em thường xuyên, con cái đi đâu, làm gì cha mẹ phải biết. Nếu có thể thì nên cùng vui chơi với các em, đi bơi chung với các em, dạy con cách chơi cẩn thận…tuyệt đối không tắm sông lạ, nhảy trên cầu cao xuống sông để vui đùa.

Sỹ Hoàng (bài viết này có sử dụng nguồn của cục ATGT, Bộ LĐ&TBXH)

Lượt người xem:  Views:   1
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Ảnh
Video
Thông tin Y học cộng đồng