ĐẢNG - ĐOÀN THỂ
Thứ 5, Ngày 03/05/2018, 15:00
9/1 NÓI VỀ TƯỚNG TÌNH BÁO PHẠM XUÂN ẨN
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
03/05/2018
Ngày 9/1/1950, ngày được lấy là ngày sinh viên học sinh. Trong bài lần này, tôi nói về nhân vật tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn (sinh năm 1927). Vậy có liên quan gì?

Ngày này thường gắn liền với cậu học sinh Trần Văn Ơn, là một học sinh trường Pétrus Ký đã bị chính quyền Pháp nổ súng bắn chết trong phong trào biểu tình của học sinh sinh viên Sài Gòn đầu năm 1950. Cái chết của anh đã gây tiếng vang lớn, có tác động rộng khắp trong phong trào đấu tranh của dân chúng Sài Gòn sau đó.

Lý do vì sao nói về ông Phạm Xuân Ẩn? Chắc chúng ta đều biết, ông Ẩn là một nhà tình báo chiến lược của Quân đội ta, ông hoạt động dưới vỏ bọc của một nhà báo làm việc cho tờ Reuters, tạp chí Time,… để thu thập tin tức. Ông là người góp phần rất lớn để quân dân miền nam đánh thắng kế hoạch Staley-Taylor, chiến lược chiến tranh đặc biệt, Việt Nam hóa chiến tranh,… Ông là người có công rất lớn giúp Bộ chỉ huy tại Hà Nội mà theo lời của đại tướng Võ Nguyên Giáp từng thốt lên "Chúng ta đang ở trong phòng hành quân của Hoa Kỳ".

Lại nói qua nghề tình báo. Đây là nghề nghiệp mà chắc trong chúng ta ít ai dám đảm nhận, bởi nó quá khắc nghiệt, phải sống trong lớp vỏ bọc do chính mình tạo ra, gia đình phải giấu kín và đôi lúc bị dè bỉu, bị xa lánh do sự hiểu lầm không giải đáp được, đó là trường hợp vợ đầu của tướng tình báo Đặng Trần Đức – vị tướng tình báo và hai bà vợ, của ông cố vấn Vũ Ngọc Nhạ, của ông Mười Hương – Nhà lãnh đạo tình báo,… Họ âm thầm cống hiến vì Tổ quốc, chấp nhận những hậu quả khắc nghiệt chưa biết có được giải đáp sau chiến thắng hay không. Họ - những nhà "tình báo cách mạng" – những người hùng thầm lặng.

Trở lại với ông Phạm Xuân Ẩn, các bạn hãy nhìn tấm hình bên dưới (Hình 2). Hẳn các bạn đang nhìn thấy 1 trong 2 người cầm biểu ngữ là nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn. Lúc này, anh Ẩn vẫn đang là học sinh, đang là một "nhà lãnh đạo" phong trào và ông tham gia biểu tình trong một cuộc biểu tình năm 1950, trong khoảng thời gian anh Trần Văn Ơn bị bắt chết. Theo lời của ông trong một cuộc phỏng vấn báo chí, ông cho hay, may mắn là bức ảnh không lọt đến được tay chính quyền Việt Nam cộng hòa, nếu không thì "chết chắc".

Hinh 1.jpgHình 1. Ông Phạm Xuân Ẩn thời thanh niên.
Hinh 2.jpgHình 2. Phạm Xuân Ẩn cầm biểu ngữ, bên phải trong đoàn sinh viên biểu tình năm 1950. Nếu bức ảnh này mà đến được với chính quyền lúc bấy giờ, ông chết chắc.
Hinh 3.jpgHình 3. Phạm Xuân Ẩn (ngồi giữa) dự buổi tiệc xã giao buổi tối với các nhân viên cơ quan thông tin Pháp năm 1954 - Nguồn ảnh: Tư liệu cá nhân của Phạm Xuân Ẩn 

 

 

Nghề "tình báo cách mạng" không như nghề tình báo hay điệp viên mà chúng ta thường hay xem xi nê. Nó khắc nghiệp, tự thân vận động, không lương thưởng, bổng lộc, nó bạc bẽo đến cùng cực, nhưng tấm lòng vì Tổ quốc đã chiến thắng tất cả. Theo ông Ẩn, cuộc đời ông đã thắng cả 4 chữ T "Tiền, tình, tù, tội" để phục vụ cách mạng. Có lẽ vì thế mà ông được gọi là "Điệp viên hoàn hảo".

Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn cùng với các anh hùng khác đã cống hiến cả tuổi thanh xuân mình cho độc lập, một tuổi xanh anh hùng và xứng đáng. Chúng ta thì sao, các bạn nhỉ?

Trạng Ngộ

​===================

Nguyễn Bình Phương

Đoàn cơ sở Sở Y tế tỉnh Bình Dương

trangngo170984@gmail.com

0979.884.917

Lượt người xem:  Views:   1
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Ảnh
Video
ĐẢNG - ĐOÀN THỂ