Tin Tức - Sự Kiện
Chủ Nhật, Ngày 26/02/2017, 16:00
Ngành Y tế Bình Dương- Một năm nhìn lại
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
26/02/2017
Nhìn một cách tổng quan trong năm 2016, ngành Y tế Bình Dương phát triển ổn định từ hệ điều trị cho đến hệ dự phòng. Các chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm đạt cao và vượt. Tuy dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường nhưng đối với tỉnh Bình Dương cũng không quá nguy hiểm và không có dịch lớn trên diện rộng.

Ngành Y tế Bình Dương có một sự phát triển song song giữa hai hình thức khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ đó là y tế công lập và ngoài công lập. Hệ thống y tế công lập gồm 02 Chi cục, 09 trung tâm và 03 bệnh viện tuyến tỉnh, 09 trung tâm y tế huyện/thị/thành phố, 18 phòng khám đa khoa khu vực và 91 trạm y tế; trong khi đó có 2.392 cơ sở y tế ngoài công lập, 11 bệnh viện tư nhân, 42 phòng khám đa khoa tư nhân. Việc y tế tư nhân phát triển đã chia sẻ sự quá tải ở tuyến công lập, nhưng cũng tạo ra nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý, tác động đến “chảy máu chất xám” khối y tế công lập.Trong  năm 2016, lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh là 4.917.486 lượt, đạt  88% so với kế hoạch. Trong đó y tế ngoài công lập khám 1.170.132 lượt người, chiếm tỷ lệ 23,8%. Công suất sử dụng giường bệnh tại tuyến huyện cao nhất là TTYT Phú Giáo (105%) và thấp nhất là TTYT Dầu Tiếng (78,5%); Bệnh viện đa khoa tỉnh công suất sử dụng giường bệnh đạt 107,76%, Bệnh viện phục hồi chức năng đạt 121,6%. Riêng tại Bệnh viện YHCT, công suất sử dụng giường bệnh chỉ đạt 62,84%.

Khối dự phòng: với những nỗ lực của toàn hệ thống đã giúp ngăn ngừa hiệu quả dịch bệnhNgành Y tế luôn chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên người ở các tuyến; tổ chức chiến dịch “Nhà nhà diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, sốt xuất huyết và tay chân miệng” và triển khai “Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Zika và tay chân miệng.Đa số các bệnh truyền nhiễm đều giảm so với cùng kỳ (quai bị, lỵ, thủy đậu, tiêu chảy, cúm,.v.v.) hoặc không xuất hiện ca mới như sởi, rubella, dại, không có ca bệnh nguy hiểm như tả, cúm A/H5N1,.v.v. chỉ có có 01 trường hợp tử vong do SXH giảm 13 ca so với cùng kỳ.

Chương trình phòng chống lao: số người xét nghiệm đàm là 14.408 người đạt 102% so với chỉ tiêu kế hoạch,số Lao phổi AFB (+) mới phát hiện điều trị đạt 99,7%. Tỷ lệ điều trị khỏi đối với nguồn lây AFB(+) toàn tỉnh đạt 91,7%, tăng 1,7% so với cùng kỳ. Bệnh phong tổng số người khám phát hiện đạt 118,4% kế hoạch, phát hiện 01 trường hợp mắc mới đạt 11,1% kế hoạch so với cùng kỳ giảm 85,7%. Bình Dương đã được công nhận loại trừ bệnh phong qui mô cấp huyện năm 2016.

Chương trình Tiêm chủng mở rộng: duy trì tiêm chủng thường xuyên tại các điểm tiêm, 100% đối tượng đều được tư vấn đúng qui trình, kỹ thuật qui định. Số lượng trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 98,2%; tiêm MR cho đối tượng 16-17 tuổi, đạt 95,2%; 36.733 phụ nữ có thai được tiêm VAT 2+, đạt 89%.

An toàn thực phẩm:kiểm tra 16.235 lượt cơ sở, vi phạm 2.935 cơ sở chiếm 18,08%; trong đó phạt tiền 134 cơ sở với tổng số tiền phạt 490.579.000 đồng, nhắc nhở 2.756 cơ sở, tiêu hủy 1.434 kg nguyên liệu, thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm.Toàn tỉnh xét nghiệm giám sát ô nhiễm thực phẩm 6.299 mẫu; trong đó gửi xét nghiệm định lượng 457 mẫu, không đạt 129 mẫu; test nhanh 5.842 mẫuthực phẩm tại các cơ sở chế biến, kinh doanh ăn uống và các chợ trên địa bàn, phát hiện 215 mẫu không đạt. Tất cả các mẫu không đạt đều được xử lý theo đúng quy định.

Phòng, chống HIV/AIDSNguồn tài chính cho công tác phòng chống HIV/AIDS đã được HĐND và UBND tỉnh phê duyệt với tổng kinh phí cho giai đoạn 2016-2020 là 75 tỷ đồng. Năm 2016, mắc mới 147 người (21người ngoại tỉnh), tích lũy đến nay có 4.849 người nhiễm HIV, trong đó Bình Dương là 3.683 người chiếm 76%; 98% người nhiễm HIV/AIDS được điều trị ARV (100% trẻ em được điều trị); số phụ nữ mang thai được phát hiện nhiễm HIV là 03 ca, đều được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con; có 22 ca tử vong do AIDS.

Truyền thông giáo dục sức khỏe:Triển khai các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; thực hiện 12 số bản tin sức khỏe Bình Dương, 5 phóng sự truyền hình; 6 chuyên mục phát thanh; thiết kế in ấn phát hành 19 nội dung tờ gấp, áp phích; sản xuất 26 nội dung CD phát thanh và 17 nội dung DVD phụ đề; các chỉ tiêu kế hoạch thực hiện đạt >100%, truyền thông trực tiếp qua các buổi nói chuyện đạt 200% kế hoạch.

Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản:tổng số phụ nữ đẻ là 34.317 phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai >3 lần/3 kỳ đạt 95%; có 200 trường hợp tai biến sản khoa, 01 trường hợp tử vong mẹ; tỷ suất tử vong chu sinh là 138 trường hợp (4,02‰), sơ sinh là 46 trường hợp (1,34‰), các chỉ số này đều giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (74 trường hợp) và dưới 5 tuổi (85 trường hợp) lần lượt là 2,15 ‰; 2,47‰, tăng nhẹ so với cùng kỳ.Về cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, có 98,6 % trẻ 6-36 tháng và 85,7% bà mẹ sau sinh được uống vitamin ATỷ lệ SDD trẻ <5 tuổi: CN/tuổi đạt 8,3 %, CC/tuổi: 21%, đạt kế hoạch. Tuy vậy, tỷ lệ thừa cân-béo phì trẻ < 5 tuổi là 12,6. Bình Dương hiện đang phải đối mặt với “gánh nặng kép”: suy dinh dưỡng và thừa cân/béo phì; thừa cân- béo phì đang ở mức báo động trên 10%.
Bảo vệ sức khỏe lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp:Kiểm tra giám sát môi trường lao động tại 700 doanh nghiệp, đạt 107,6% so với kế hoạch năm, tăng 4,94 % so với cùng kỳ; có 122 doanh nghiệp (17.43%) thực hiện đúng theo qui định về tổ chức y tế doanh nghiệp. Các mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động còn cao tập trung chủ yếu là hơi khí độc (32,37%), ánh sáng (17,27%), tiếng ồn (14,49%). Khám bệnh nghề nghiệp cho 145 công ty với tổng số 18.566 công nhân, đạt 109,21% kế hoạch năm, giảm 10,59% so với cùng kỳ. Đối với các tai nạn thương tích xảy ra trên địa bàn, tai nạn giao thông luôn chiếm cao nhất với số ca tai nạn giao thông là 7.686 người (chiếm 31,99%); tai nạn lao động là 4.624 người (chiếm 19.25%).

 

Bệnh cạnh những kết quả đã đạt được, trong năm ngành cũng gặp một số khó khăn như ngân sách Trung ương phân bổ cho các chương trình y tế về  Sở Y tế rất chậm (tháng 10/2016) gây khó khăn trong việc triển khai trong thực hiện hoạt động chuyên môn; Nguồn nhân lực y tế, thiếu bác sĩ, đặc biệt là các chuyên khoa sâu, chuyên khoa hiếm. Đồng thời, dịch chuyển nguồn nhân lực từ công lập ra lĩnh vực y tế tư nhân. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác y tế đặc biệt là tại các cơ sở khám chữa bệnh còn hạn chế, chưa đồng bộ. Chưa triển khai chương trình phòng chống ung thư, Dự án Đảm bảo máu an toàn và phòng chống một số bệnh lý huyết học.  
Sỹ Hoàng (Trung tâm TTGDSK)​
Lượt người xem:  Views:   1635
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Tin Tức - Sự Kiện